Thóp là gì? Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng sự thay đổi của thóp lại phán ánh được tình trạng cơ thể của bé. Đặc biệt đối với thóp trẻ sơ sinh, mẹ càng phải lưu ý đến những thay đổi đó. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy sự thay đổi thóp ở trẻ sơ sinh là bất thường.

Thóp trẻ sơ sinh và những dấu hiệu bất thường
Mẹ có biết trên đầu bé có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Giữa xương gáy và xương đỉnh thóp nhỉ, mà ở đa số trẻ sơ sinh nó được khép kín. Nhưng đôi khi nó mở trong hai ba tháng đầu sau khi bé ra đời. Thường hiện tượng này có ở trẻ sinh không đủ tháng, nhưng cũng có khi ở trẻ sinh đúng ngày. Và chỉ có một thóp thở, nằm giữa xương đỉnh đầu và trán là mở khá lâu, cho tới một năm tuổi.
Thóp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Thóp của trẻ phồng lên hoặc lõm xuống
Thóp trẻ sơ sinh đóng quá sớm hoặc quá muộn
Đây đều là những dấu hiệu của bệnh lý.